“Nhà tiền chế” là một thuật ngữ trong ngành xây dựng, chỉ về những ngôi nhà nhỏ gọn, có chi phí phải chăng và các phụ kiện được hoàn thành trong nhà máy. Vậy nhà tiền chế có bao nhiêu loại và chúng có những ưu nhược điểm nào? Tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay của Việt Sơn.
Nhà tiền chế là gì?
- Tìm hiểu về nhà tiền chế
Nhà tiền chế hay còn gọi là nhà lắp ghép với các thành phần chủ đạo trong ngôi nhà đều được xây dựng ở ngoài nhà máy, sau đó được giao và lắp ráp tại chỗ (khu vực được phép xây dựng và mong muốn của người sở hữu). Về mặt lịch sử, nhà tiền chế trước kia được biết đến là kiểu nhà tạm bợ và chất lượng thấp trong Chiến tranh thế giới thứ 2 tại Anh. Tuy nhiên, theo thời gian nhà tiền chế đã được cải tiến và phát triển hơn để phù hợp với nhu cầu chi trả của người dùng nên chất lượng và phong cách đều được đánh giá khá cao.
Thêm vào đó, “tiền chế” có nghĩa là “được chế tạo trước đây”, phần nào phản ánh những điều không tốt đẹp về kiểu nhà này, nên khi được phát triển hiện đại hơn người ta đã chuyển sang gọi tên “nhà lắp ghép” – đề cập đến hình thức tân tiến, tối thiểu chi phí và tiện dụng nhiều hơn.
Các loại nhà tiền chế
- Phân loại nhà tiền chế hiện nay
Hiện tại chưa có phân loại cụ thể về nhà tiền chế trên thế giới vì mỗi nơi sẽ có một kiểu gọi khác nhau tùy vào mục đích và kiểu dáng. Thông thường, tại Việt Nam được phân thành 4 nhóm chính như sau:
-
Nhà tiền chế dân dụng: chủ yếu dùng để ở, sinh hoạt hoặc cho thuê. Diện tích của ngôi nhà khá nhỏ hoặc trung bình, không gian bên trong được sắp xếp khoa học & tiện nghi, có thể chứa được nhiều đồ và đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
-
Nhà tiền chế công nghiệp: được sử dụng với mục đích làm kho chứa đồ hoặc công xưởng. Quy mô của kiểu nhà này khá lớn, có thể được ghép từ nhiều mô đun lại với nhau.
-
Nhà tiền chế thương mại: áp dụng phổ biến với các cửa hàng tiện lợi, siêu thị quy mô nhỏ, tiệm tạp hóa hộ gia đình… Ưu điểm của nhà tiền chế thương mại là mang đến không gian rộng rãi và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
-
Nhà tiền chế quân sự: với các khu quân sự chỉ đóng quân ngắn hạn, nhà tiền chế là lựa chọn thích hợp thay thế cho nhà ở truyền thống, không những tiết kiệm chi phí mà còn thuận tiện hơn khi quân đội di chuyển đến vùng khác.
Ưu nhược điểm của nhà tiền chế
- Các ưu nhược điểm nên biết khi mua nhà tiền chế
Nhà tiền chế là một lựa chọn thay thế tuyệt vời khi bạn có ngân sách hẹp, tuy nhiên, dù rẻ thì bạn vẫn phải tìm hiểu các ưu nhược điểm của nó để biết có phù hợp với nhu cầu của bản thân hay không.
Ưu điểm của nhà tiền chế
Chi phí tiết kiệm
Một trong những điểm yêu thích nhất của nhà tiền chế là chi phí rẻ hơn từ 20% – 30% so với nhà truyền thống. Hầu hết mức giá của nhà tiền chế đều phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà, nhà càng lớn sẽ có chi phí càng cao và ngược lại nhà có diện tích nhỏ hoặc trung bình sẽ có giá phải chăng hơn.
Thời gian thi công nhanh
Mất khoảng 7 tháng đến 1 năm để hoàn thành một ngôi nhà truyền thống, nhưng với nhà tiền chế chỉ mất từ 2 – 3 tháng sau khi đã chọn xong kiểu yêu thích và sở hữu giấy tờ đất. Có thể thấy thời gian thi công của nhà tiền chế rút ngắn hơn cả nửa so với nhà truyền thống, chưa kể sẽ còn nhanh hơn nữa nếu gặp thời tiết thuận lợi và số lượng nhân công đông.
Hiệu suất năng lượng
Tiện lợi là một trong những mục đích ban đầu tạo ra những ngôi nhà tiền chế, vì vậy chẳng có gì là lạ khi nhà tiền chế hiện đại luôn tích hợp các tấm pin năng lượng mặt trời và hệ thống nước mưa để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người sở hữu.
Nhược điểm của nhà tiền chế
Vận chuyển khó khăn
- Vận chuyển các phụ kiện nhà tiền chế đến nơi lắp ráp hoàn thiện
Vì nhà tiền chế được sản xuất trong nhà máy nên sẽ xuất hiện một khoản phí cho việc di chuyển đến nơi cần lắp ráp. Đồng nghĩa, chi phí vận chuyển càng cao khi kích thước nhà càng lớn và khoảng cách từ nơi sản xuất đến lắp nơi lắp ráp cuối cùng càng xa.
Chi phí tài sản
Sẽ có một vài khoản phí phát sinh nếu bạn mua nhà như thuế, chi phí hoàn thiện giấy tờ… Đồng thời, bạn còn phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho việc mua đất nếu chưa có sẵn.
Giá trị bán lại
Dù đang là kiểu nhà xu hướng nhưng giá trị bán lại của những ngôi nhà tiền chế không cao, dễ bị ép giá. Vì vậy, để giữ được giá trị ngôi nhà cao nhất có thể bạn nên tu bổ và chăm sóc nhà thường xuyên.
Mức giá nhà tiền chế
Không chỉ nguyên vật liệu, định giá nhà tiền chế còn liên quan đến các yếu tố khác như chi phí nhân công, mức độ cầu kỳ… Trong đó, quan trọng nhất là diện tích ngôi nhà, vì theo cách tính hiện nay, giá nhà tiền chế sẽ tính dựa trên m2.
20+ Mẫu nhà tiền chế
Nếu có niềm yêu thích hoặc nhu cầu mua nhà tiền chế, dưới đây là một vài mẫu đẹp bạn có tham khảo:
- Nhà tiền chế đơn giản cho 1 -2 người ở
- Nhà tiền chế với vật liệu chính là gỗ
- Nhà tiền chế cách tân với tone trắng chủ đạo
- Nhà tiền chế bằng gỗ ven núi độc đáo
- Nhà tiền chế 2 tầng với không gian mở thoáng mát
- Nhà tiền chế mô đun phong cách ấm cúng
- Nhà tiền chế dùng làm nhà nghỉ dưỡng
- Nhà tiền chế bằng gỗ cách tân
- Nhà tiền chế cấp 4 cho gia đình
- Nhà tiền chế nhỏ gọn tinh tế
Nhà tiền chế là lựa chọn hàng đầu tại các nước châu Âu với những người có kinh tế hạn hẹp hoặc thường xuyên di chuyển, nhưng với Việt Nam phong cách này vẫn còn khá mới mẻ, do đó, nếu bạn muốn sở hữu một căn nhà tiền chế hãy tìm hiểu kỹ hơn hoặc tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm trước khi bắt đầu nhé.
► Liên hệ gia công: 0922 668 868 (Zalo – Viber – WhatsApp)
► Địa chỉ: Lô C2-7, Đường N7, Khu công nghiệp Tân Phú Trung, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, Tp. HCM
► Website: https://vietson.com.vn/
► Email: [email protected]
► Facebook: https://www.facebook.com/cokhivietson
► Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC_n7V8NDRtO75pSOUOMiQ8w