Nhà lắp ghép – Đầu tư đáng tiền hay lãng phí

Rate this post

Nhà lắp ghép là một trong những phong cách nhà phổ biến tại các nước châu Âu hơn hàng chục thập kỷ qua. Ngoài để ở, nhà lắp ghép được tạo ra còn với mục đích tái chế và giảm thiểu số lượng rác thải ra ngoài môi trường. Vậy nhà lắp ghép là gì và có những ưu nhược điểm nào? Cùng Việt Sơn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nhà lắp ghép là gì?

Tìm hiểu về nhà lắp ghép

 

Nhà lắp ghép là kiểu nhà mà các kết cấu cần thiết được thực hiện tại công xưởng, xí nghiệp… rồi sau đó đến lắp ráp tại vị trí cần đặt như những chiếc bàn, ghế… Hình thức nhà lắp ráp ra đời với mục tiêu giảm thiểu chi phí, thời gian và hạn chế tối đa nhiên vật liệu thải ra môi trường trong quá trình thi công. Mặt khác, đây còn là giải pháp tối ưu cho những khu vực thường xảy ra thiên tai, lũ lụt, động đất…

 

Do tính chất và mục đích phát triển, vật liệu xây dựng nhà lắp ghép phải đáp ứng đủ 2 tiêu chí là nhẹ và bền. Thêm vào đó, phần lớn các cấu trúc và phụ kiện trong nhà đều được tháo rời, ngoài một số yếu tố đơn lẻ khác như  tường, sàn, mái, tủ đựng quần áo và giá đỡ cần được đúc sẵn để đảm bảo độ vững chắc.

 

Các loại nhà lắp ghép

Phân loại nhà lắp ghép

 

Cho đến thời điểm bây giờ, nhà lắp ghép đã có nhiều cải tiến hơn so với thời nguyên thủy và được phân loại thành 3 nhóm nhỏ là nhà sản xuất, nhà mô đun và nhà di chuyển.

 

  • Nhà sản xuất: trước kia được gọi là nhà di động hay nhà xe kéo và được đổi thành nhà sản xuất vào những năm 1970 theo luật nhà ở mới nhất. Nhà sản xuất có 3 kích thước phổ biến là đơn, 2 và 3 – biểu thị số phần của một ngôi nhà. Khác với hai kiểu còn lại, phong cách này được xây dựng hoàn chỉnh tại nơi lắp ráp rồi mới di chuyển đến vị trí đặt nền móng cuối cùng. Ngoài ra, thiết kế bên trong của nhà sản xuất rất tiện nghi, gần giống với nhà truyền thống nhất nên được rất nhiều người lựa chọn.

  • Nhà mô đun: là cấu trúc nhà được lắp ráp từ những phần được tạo nên trong nhà máy, tất cả đều được tháo rời cho đến khi vận chuyển đến nơi lắp ghép định trước. Ưu điểm của kiểu nhà này là tất cả các phần trong nhà đều được tạo ra cùng một nguyên vật liệu và người sử dụng có thể tinh chỉnh kích thước theo nhu cầu.

  • Nhà di động: là những ngôi nhà có khả năng di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhờ những bánh xe được lắp ráp ở phần dưới cùng. Nhà di động cũng được sản xuất và lắp ráp trong các cơ sở chuyển dụng, thế nhưng vì có thể di chuyển và có kích thước nhỏ gọn nên nó không nhất thiết phải có vùng đất cố định. Do đó, thay vì được coi là nhà ở thì nhà di động lại được xem là tài sản cá nhân.

 

Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép

Những ưu và nhược điểm của nhà lắp ghép nên biết

 

Mua nhà lắp ghép là một ý tưởng không tồi trong thời đại mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng và phát triển chóng mặt, nhưng nếu bạn không tìm hiểu kỹ những ưu và nhược điểm của loại nhà này trước khi mua thì rất dễ bị trả cái giá đắt vì không phù hợp.

 

Ưu điểm của nhà lắp ghép

 

  • Tiết kiệm năng lượng: một trong những lợi ích thiết thực nhất của nhà lắp ghép là tiết kiệm năng lượng nhờ vào kết cấu chặt chẽ, thiết kế cửa sổ hiện đại và không gian mở giúp nhà luôn thoáng mát và giữ nhiệt tốt.

  • Thời gian xây dựng ngắn: các bộ phận của nhà lắp ghép đều được làm sẵn, chỉ cần người sở hữu chọn sẽ tiến hành lắp ráp và kết nối ngôi nhà với các tiện ích cần thiết ngay, từ đó, việc thi công sẽ không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, con người và giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp trong quá trình thi công.

  • Chi phí phải chăng: nhà lắp ghép không tốn nhiều chi phí như khi xây dựng nhà truyền thống. Một phần vì số lượng nhân công tham gia lắp ráp không đáng kể và có thể ước định cụ thể số lượng nguyên vật liệu cần dùng.

 

Nhược điểm của nhà lắp ghép

 

  • Vận chuyển và lắp ráp: như đã nói ở trên, các bộ phận của nhà lắp ghép sẽ được sản xuất tại nhà máy trước khi thi công một ngôi nhà hoàn chỉnh. Đồng nghĩa, nếu nơi đặt nền móng quá xa nhà máy, người sở hữu phải chi trả một số tiền khổng lồ cho khâu vận chuyển, chưa kể, các kết cấu của ngôi nhà có thể bị hư hỏng trong quá trình di chuyển. 

  • Người sở hữu phải mua đất: mặc dù nhà lắp ghép có chi phí tiết kiệm hơn nhà truyền thống, nhưng điểm chung của chúng là vẫn phải mua đất để đặt nền móng và khai báo nhiều thủ tục liên quan khác (trừ nhà di động). Tuy nhiên, số tiền này không hề nhỏ khi mà giá đất luôn tăng cao mỗi năm.

  • Chi phí ẩn cao: hầu hết giá niêm yết được nêu ra từ các nhà môi giới sẽ không bao gồm các khoản phụ thu hoặc phát sinh trong quá trình lắp ráp. Nếu người mua lơ là hoặc thiếu hiểu biết về lĩnh vực này rất dễ bị dẫn dắt và nhầm tưởng nhà mình đã chọn có chi phí phải chăng nhất. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của người từng mua trước đó hoặc người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

  • Thiếu kiên cố: nếu nhà truyền thống được đào móng sâu vào lòng đất và lấp đầy bởi một lớp bê tông vững chắc trước khi tiến hàng xây dựng theo yêu cầu, thì nền móng của nhà lắp ghép lại nằm ngay trên mặt đất. Vì vậy, những lúc bão táp, gió mạnh nhà rất khó an toàn.

 

Mức giá nhà lắp ghép

 

Giá của một ngôi nhà lắp ghép sẽ được tính dựa trên 4 yếu tố cơ bản là nguyên vật liệu được chọn, diện tích, vị trí đặt và thiết kế bên trong. Nguyên vật liệu tốt hoặc thiết kế đòi hỏi kỹ thuật cao đều có thể làm tăng giá tiền lên đáng kể. Hiện nay, giá nhà thường được tính theo đơn vị m2 và dao động khoảng 2 – 4 triệu/m2. Những bạn có ý định mua nhà lắp ghép có thể nhân con số này với diện tích dự tính sẽ có mức giá tham khảo trước khi đến gặp nhà môi giới.

 

20+ Mẫu nhà lắp ghép

 

Dù có một vài nhược điểm nhưng nhà lắp ghép vẫn là lựa chọn tối ưu khi chi phí để sở hữu một ngôi nhà truyền thống ngày càng tăng mạnh. Dưới đây là một vài mẫu nhà không chỉ có giá thành phù hợp mà còn rất sang trọng bạn có thể tham khảo nếu có dự định sở hữu một ngôi nhà lắp ghép trong tương lai gần.

 

Nhà lắp ghép đơn giản thông gió

 

 

Nhà lắp ghép mô đun hiện đại

 

Nhà lắp ghép với tone trắng chủ đạo

 

Nhà lắp ghép với vật liệu chính bằng gỗ

 

Nhà lắp ghép kiểu mô đun màu xám sang trọng

 

Nhà lắp ghép phong cách vintage

 

Nhà lắp ghép hai tầng phong cách châu Âu

 

Nhà lắp ghép hứng nắng tone màu gỗ

 

Nhà lắp ghép dùng làm nơi nghỉ dưỡng

 

Nhà lắp ghép nhỏ gọn với tone vàng trẻ trung

 

Nhà lắp ghép phong cách Hàn Quốc tinh tế

 

Nhà lắp ghép tone màu ấm cúng

 

Nhà lắp ghép cách tân đặc sắc

 

Sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi chọn được ngôi nhà ưng ý cả về thiết kế lẫn giá thành, hãy tìm đến những ngôi nhà lắp ghép nếu bạn muốn những điều trên.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Viết một bình luận

Tin tức mới nhất