Nhà thép tiền chế ngày càng được sử dụng nhiều và thay thế các nhà bê tông cốt thép truyền thống tại Việt Nam hiện nay. Chúng không những giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng, thoải mái sáng tạo không gian nội thất bên trong. Mà còn tái sử dụng hay mở rộng thay đổi thiết kế ngôi nhà một cách dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả thông tin cần quan tâm về nhà thép tiền chế.
1. Nhà thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế (tiếng anh: pre-engineered building) là loại nhà được xây dựng dựa trên các cấu kiện thép. Do sở hữu nhiều ưu điểm nên nhà thép đang dần trở nên ưa chuộng thay thế cho xây dựng nhà bằng bê tông truyền thống.
3 giai đoạn chính trong xây dựng công trình nhà thép tiền chế là:
- Thiết kế:
Bản vẽ kiến trúc và bản vẽ gia công.
- Gia công và sản xuất các cấu kiện thép phù hợp:
Thường là gia công các cấu kiện chính xác bằng các máy móc công nghệ hiện đại – các máy CNC. Thường gồm các công đoạn như: cắt định hình, gia công bản mã, ráp, hàn, nắn, ráp bản mã, vệ sinh,..
- Lắp dựng tại công trình:
Các giai đoạn lắp dựng công trình được diễn ra nhanh chóng hơn nhưng cũng đầy đủ công đoạn như xây dựng nhà truyền thống. Các công đoạn như: chuẩn bị, lập kế hoạch, thi công, giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng. Các công việc lắp dựng như: lắp các cột, kèo, dầm, khung kèo, xà gồ, chống xà gồ, kèo đầu hồi, kéo tôn và lợp mái,…
2. Các thành phần cấu tạo chính
- Khung chính và các tấm thép tạo hình (thép hình, thép tổ hợp).
Đây là một trong các bộ phận quan trọng giúp tạo nên bộ khung nhà vững chắc. Chúng thường gồm các cấu kiện chính như các thanh cột, kèo, dầm. Ngoài ra còn có các kết cấu phụ: vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, cầu thang và xà gồ mái, hệ sàn công tác, xà gồ tường hình chữ “Z” và “C”.
- Các cấu kiện che chắn bảo vệ ngôi nhà:
Tôn lợp mái, tấm xi măng tạo hình bao che nội ngoại thất, tấm lót sàn xi măng, tấm lót sàn cemboard, tấm thép,… nhằm giới hạn không gian và bảo vệ nhà khỏi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, yếu tố thẩm mỹ được quyết định bởi các tấm bao che và tạo hình này.
- Móng là kết cấu chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà.
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà thi công làm móng nông hoặc móng sâu. Với những công trình xây dựng lớn làm móng sâu để đảm bảo nhà luôn vững chắc theo thời gian.
3. Các loại nhà thép tiền chế
Tùy vào mục đích sử dụng của chủ đầu tư mà nhà chế được chia ra nhiều loại khác nhau. Dưới đây những loại nhà thép tiền chế thường thấy:
- Nhà thép tiền chế dân dụng:
Là loại nhà được dùng để ở thường là các nhà ở cấp 4, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng. Chúng có mẫu mã đa dạng và được thi công nhanh chóng. Mang đến không gian ấm áp và sự thoải mái cho gia đình.
- Nhà thép tiền chế công nghiệp:
Đây là loại nhà to hơn với không gian rộng để chứa các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật. Và là nơi diễn ra các hoạt động gia công sản xuất. Chúng thường ứng dụng trong các doanh nghiệp sản xuất. Một số ứng dụng như các nhà kho, nhà xưởng, nhà máy,… Loại nhà này ngoài kết cấu vững chắc còn được lắp thêm các cấu kiện như khung dầm palang, các khung dầm đơn khung dầm đôi,..
- Nhà thép tiền chế thương mại:
Là loại nhà dùng để buôn bán hoặc cung cấp các dịch vụ. Chúng có kích thước từ nhỏ đến lớn và thiết kế khá đa dạng tùy vào mục đích của chủ đầu tư. Các ứng dụng phổ biến như: cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, hay siêu thị, trung tâm thương mại. Chúng còn được ứng dụng cho các quán cafe, các văn phòng làm việc, các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, homestay,..
4. Các thông số cơ bản
Các thông số tùy thuộc theo yêu cầu của chủ đầu tư về công trình thi công. Các thông số cơ bản như:
- Chiều rộng nhà: Được tính từ mép ngoài tường thứ nhất đến mép ngoài tường thứ hai theo chiều ngang ngôi nhà.
- Chiều dài nhà: Được tính từ mép ngoài tường thứ nhất đến mép ngoài tường thứ hai tính từ hướng nhìn của cửa chính.
- Chiều cao nhà: Được tính từ chân cột đến diềm mái. Đó là điểm giao nhau giữa tôn mái và tôn tường.
- Độ dốc mái: Để giúp mái nhà thoát nước dễ dàng, thông thường, độ dốc mái được lấy i = 15%.
- Bước cột: Được tính theo phương dọc ngôi nhà, là khoảng cách giữa các cột.
- Tải trọng: là tính toán các tác động lên ngôi nhà như: trọng lượng của chính công trình, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn,…
5. Ưu điểm nhà thép tiền chế
- Giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí nhờ vào tiết kiệm các vật liệu. Theo tính toán của các kỹ sư xây dựng nhà thép tiền chế tiết kiệm 20% – 35% chi phí so với xây dựng nhà thép bằng bê tông cốt thép.
- Dễ dàng vận chuyển và lắp dựng thi công do các cấu kiện thép có trọng lượng nhẹ hơn.
- Việc lắp đặt nhà khung thép diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn. Các cấu kiện được sản xuất hàng loạt từ trước. Tiết kiệm thời gian hơn do không phải chờ các cấu kiện khô như xây dựng truyền thống.
- Không gian rộng hơn nhờ vào cấu trúc đặc biệt của thép giúp tiết kiệm diện tích hơn.
- Có thể tái sử dụng và dễ dàng mở rộng quy mô. Khi kinh doanh phát triển hoặc kinh tế tốt hơn các chủ đầu tư có thể nâng cấp ngôi nhà. Việc nâng cấp diễn ra dễ dàng và tiết kiệm bằng việc tháo dỡ cấu kiện của ngôi nhà. Và gia công thêm các cấu kiện mới sau đó lắp dựng chúng lại với nhau theo bản vẽ của công trình mới.
- Khả năng chịu lực cao do các kết cấu thép có tính cứng và chịu lực gấp 20 lần bê tông. Các công trình nhà thép tiền chế luôn vững chắc theo thời gian.
- Tính linh hoạt nhờ dễ dàng tháo dỡ và thiết kế lại cấu trúc. Do đó việc sáng tạo nội thất cũng như dễ dàng thiết kế không gian phù hợp với mục đích sử dụng.
- Có tính đồng bộ và chống thấm tốt.
6. Nhược điểm nhà thép tiền chế và giải pháp khắc phục
- Khả năng kháng lửa kém:
Thép không dễ cháy như các vật liệu khác. Chúng sẽ bị tan chảy và biến thành nhựa ở nhiệt độ 500-600 độ C. Do đó ở những môi trường khắc nghiệt và mục đích sử dụng đặc thù nên phủ lên các cấu kiện thép bằng vật liệu chống cháy hoặc sơn lớp chống cháy.
- Bị ăn mòn và gỉ:
Khung thép dễ bị ăn mòn gỉ theo thời gian. Do đó để bảo vệ công trình lâu dài các khung thép cần phải được đúc sẵn và được sơn bằng một lớp chống ăn mòn chống gỉ.
- Diện tích thi công công trình không được vuông vắn và phụ thuộc vào các nhà lân cận. Dẫn đến khó khăn trong thiết kế, sản xuất cũng như thi công.
Cần người kỹ sư nhiều kinh nghiệm để đưa ra các biện pháp kết cấu và phương án thi công hợp lý.
7. Hình ảnh các mẫu nhà thép tiền chế tại Việt Nam
- Nhà ở thép tiền chế tại Thảo Điền
- Nhà ở xây dựng bằng thép tiền chế Đà Nẵng
- Trường học xây dựng bằng thép tiền chế ở Sơn La
- Nhà ở thép tiền chế Sơn Tây
- Cafe xây dựng bằng thép tiền chế ở Sài Gòn
- Văn phòng nhà máy thép tiền chế ở Sài Gòn
8. Đơn vị thiết kế thi công nhà thép tiền chế uy tín?
Để thi công nhà thép tiền chế được đẹp thẩm mỹ cũng như có độ bền bỉ sử dụng lâu dài. Các nhà đầu tư nên chọn những đơn vị thiết kế thi công uy tín chất lượng trên thị trường.
Cùng với năng lực máy móc công nghệ hiện đại, Việt Sơn với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trong nhiều dự án thiết kế và thi công nhà thép tiền chế. Chúng tôi sẽ mang đến doanh nghiệp giải pháp lý tưởng, nhanh chóng, tiết kiệm.
Để được tư vấn thi công nhà thép tiền chế hay báo giá thiết kế thi công. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi.
► Liên hệ gia công: 0922 668 868 (Zalo – Viber – WhatsApp)
► Địa chỉ: Lô C2-7, Đường N7, Khu công nghiệp Tân Phú Trung, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, Tp. HCM
► Website: https://vietson.com.vn/
► Email: [email protected]
► Facebook: www.facebook.com/GiaCongVietson/
► Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC_n7V8NDRtO75pSOUOMiQ8w